Cà Mau (thành phố) – Wikipedia tiếng Việt


Thành phố Cà Mau là tỉnh lỵ của tỉnh Cà Mau, tỉnh cực nam Việt Nam, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trước năm 1975, thị xã có tên là Quản Long, tỉnh An Xuyên.[1]
Năm 1999, thị xã Cà Mau được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam công nhận là đô thị loại III. Đây là quê hương của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Thành phố là nơi hội tụ của cư dân người Việt, người Hoa, người Khmer, buôn bán sầm uất. Trong lòng thành phố có Công viên Tràm chim với hàng ngàn con chim đến đi mỗi ngày. Vào ngày 7 tháng 8 năm 2010 Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã có quyết định xếp thành phố Cà Mau là đô thị loại II. Dân số thành phố Cà Mau tại thời điểm năm 2018 là 315.270 người, diện tích là 250,3 km²[2]. Đa số dân cư là người Việt, có khoảng 400 hộ người Hoa, 300 hộ người Khmer. Thành phố kết nối giao thông với quốc lộ 1A (khoảng cách đường bộ vào khoảng 360 km so với Thành phố Hồ Chí Minh, 180 km so với Cần Thơ), sân bay Cà Mau.[3]





Thành phố Cà Mau là tỉnh lỵ của tỉnh Cà Mau:



Khí hậu ở Cà Mau mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, chia 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình 26,5 độ C. Thời gian nắng trung bình 2.200 giờ/năm. Lượng mưa trung bình khoảng 2.360mm. Chế độ gió thịnh hành theo mùa. Mùa mưa gió thịnh hành theo hướng Tây – Nam hoặc Tây. Mùa khô gió thịnh hành theo hướng Đông Bắc và Đông. Cà Mau nằm ngoài vùng ảnh hưởng của lũ lụt ở hệ thống sông Cửu Long, đồng thời ít bị ảnh hưởng của bão.



Thành phố Cà Mau có 17 đơn vị hành chính trực thuộc[2] gồm 10 phường: 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9, Tân Thành, Tân Xuyên và 7 xã: An Xuyên, Định Bình, Hòa Tân, Hòa Thành, Lý Văn Lâm, Tắc Vân, Tân Thành.



Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]


Thành phố có các hoạt động kinh tế trong nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản, đặc biệt mặt hàng tôm sú, trong dầu khí, như Dự án Khí - Điện - Đạm Cà Mau, và trong du lịch tham quan rừng ngập mặn (tràm, đước, sú, vẹt, mắm) sinh thái U Minh. Kinh tế thành phố Cà Mau phát triển theo hướng tăng dần tỉ trọng đóng góp của khu vực III, khu vực I chỉ còn chiếm trên 5% tổng sản phẩm trên địa bàn, nhưng vẫn đạt giá trị đáng kể. Thành phố Cà Mau là trung tâm công nghiệp lớn thứ hai vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (năm 2008), chủ yếu là sản xuất, chế biến nông- thuỷ sản- thực phẩm. Thu nhập bình quân đầu người của thành phố năm 2015 đạt hơn 77 triệu đồng (tương đương hơn 3.650 USD).


Du lịch[sửa | sửa mã nguồn]


Khách du lịch đến thành phố Cà Mau có thể đi bằng đường bộ (350 km từ Thành phố Hồ Chí Minh) và đường sông (130 km từ Cần Thơ), đường hàng không tại sân bay Cà Mau. Các địa điểm tham quan là Đất Mũi, Hòn Khoai, Công viên Tràm chim nổi tiếng. Thành phố có chùa Khmer và chùa người Hoa.





































































































































Dữ liệu khí hậu của Cà Mau
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Năm
Cao kỉ lục °C (°F)
35.2
36.2
36.8
38.3
38.2
35.9
34.7
34.2
34.4
33.9
33.6
33.1
38,3
Trung bình cao °C (°F)
30.6
31.4
32.9
34.0
33.2
31.8
31.4
31.1
31.0
30.8
30.5
29.8
31,5
Trung bình ngày, °C (°F)
25.3
25.9
27.1
28.1
28.0
27.4
27.3
27.1
27.0
26.8
26.5
25.6
26,8
Trung bình thấp, °C (°F)
22.5
22.6
23.5
24.5
25.2
24.9
24.7
24.6
24.7
24.6
24.2
23.0
24,1
Thấp kỉ lục, °C (°F)
15.3
16.9
18.1
19.0
21.9
21.1
21.2
21.3
21.7
21.4
19.7
16.8
15,3
Giáng thủy mm (inch)
18
(0.71)
12
(0.47)
33
(1.3)
111
(4.37)
262
(10.31)
343
(13.5)
331
(13.03)
366
(14.41)
344
(13.54)
357
(14.06)
189
(7.44)
62
(2.44)
2.427
(95,55)
% độ ẩm
80.9
79.7
78.4
79.1
84.3
86.6
86.7
87.4
87.7
88.2
86.2
82.8
84,0
Số ngày giáng thủy TB
3.5
1.6
3.3
8.3
17.8
21.7
22.2
22.6
22.8
23.1
16.0
9.0
171,9
Số giờ nắng trung bình hàng tháng
241
240
267
233
177
145
160
149
146
153
183
206
2.300
Nguồn: Vietnam Institute for Building Science and Technology[4]


Thời phong kiến[sửa | sửa mã nguồn]


Cà Mau được mở mang cách đây 300 năm. Vào thế kỷ 17, một số lưu dân người Việt vì không chịu nổi cảnh áp bức bóc lột của chế độ phong kiến đã rời bỏ quê hương nơi cư trú đến làm ăn sinh sống tại đây, dựng thành một xã với tên gọi "xã Cà Mau". Đến năm 1808, dưới thời vua Gia Long, địa bàn Cà Mau được nâng lên thành huyện Long Xuyên thuộc phủ An Biên, tỉnh Hà Tiên. Năm 1825, dưới thời vua Thời Minh Mạng, nhà Nguyễn đã đặt ra một quan tri huyện để cai trị.


Thời Pháp thuộc[sửa | sửa mã nguồn]


Ngày 15 tháng 6 năm 1867, thực dân Pháp thành lập hạt Cà Mau gồm địa bàn huyện Long Xuyên cũ. Tuy nhiên đến ngày 1 tháng 8 năm 1877, thực dân Pháp lại giải thể hạt Cà Mau, nhập vào địa bàn hạt Rạch Giá.

Ngày 18 tháng 2 năm 1882, chính quyền Pháp lấy một phần đất Bạc Liêu thuộc tỉnh Sóc Trăng, một phần đất Cà Mau thuộc Rạch Giá hợp thành tỉnh Bạc Liêu. Thời Pháp thuộc, Cà Mau là một quận của tỉnh Bạc Liêu, quận lỵ đặt tại làng An Xuyên thuộc tổng Quản Long.


Giai đoạn 1956-1975[sửa | sửa mã nguồn]


Việt Nam Cộng hòa[sửa | sửa mã nguồn]


Ngày 9 tháng 3 năm 1956, theo Sắc lệnh 32/NV, chính quyền Việt Nam Cộng hòa thành lập tỉnh Cà Mau, tỉnh lỵ ban đầu có tên là Cà Mau. Tỉnh lỵ Cà Mau nằm trong địa bàn xã An Xuyên, tổng Quản Long, quận Châu Thành.

Đến ngày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ký Sắc lệnh 143/VN để " thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam". Địa giới và địa danh các tỉnh ở miền Nam thay đổi nhiều, một số tỉnh mới được thành lập. Theo Sắc lệnh này, địa phận Việt Nam Cộng Hoà gồm Đô thành Sài Gòn và 22 tỉnh. Lúc này, tỉnh Cà Mau được đặt tên mới là tỉnh An Xuyên, còn tỉnh lỵ đổi tên là "Quản Long".

An Xuyên chính là tên của làng sở tại trước kia thuộc tổng Quản Long, vốn là nơi đặt quận lỵ quận Cà Mau trước năm 1956. Lúc này, xã An Xuyên cũng được đổi tên thành xã Tân Xuyên thuộc quận Quản Long và là nơi đặt tỉnh lỵ Quản Long của tỉnh An Xuyên.

Thời Việt Nam Cộng hòa, địa bàn thành phố Cà Mau ngày nay tương ứng với quận Quản Long (do đổi tên từ quận Châu Thành cũ) thuộc tỉnh An Xuyên và gồm 4 xã: Tân Xuyên, Tân Lộc, Hòa Thành, Định Thành. Trong đó, xã Tân Xuyên đóng hai vai trò là quận lỵ quận Quản Long và là tỉnh lỵ tỉnh An Xuyên.


Chính quyền Cách mạng[sửa | sửa mã nguồn]


Tuy nhiên, chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam cùng với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không công nhận tên gọi tỉnh An Xuyên mà vẫn gọi theo tên cũ là tỉnh Cà Mau. Bên cạnh đó, tên gọi "Quản Long" cũng không được chính quyền Cách mạng công nhận và sử dụng. Lúc này, chính quyền Cách mạng cũng thành lập và duy trì tên gọi thị xã Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau trong suốt giai đoạn 1956-1976. Địa bàn thị xã Cà Mau tương ứng với xã Tân Xuyên thuộc quận Quản Long, tỉnh An Xuyên của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Năm 1964, chính quyền Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập hai tỉnh riêng biệt là Cà Mau và Bạc Liêu dựa theo sự phân biệt địa giới hành chính của Việt Nam Cộng hòa để thuận tiện cho việc lãnh đạo phong trào cách mạng ở mỗi nơi. Địa bàn quận Quản Long của chính quyền Việt Nam Cộng hòa khi đó tương ứng với thị xã Cà Mau và huyện Châu Thành của tỉnh Cà Mau. Huyện Châu Thành gồm 6 xã: Hoà Thành, Định Thành, Thạnh Phú, Lợi An, An Xuyên, Tân Thành và thị trấn Tắc Vân.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban đầu vẫn duy trì thị xã Cà Mau và huyện Châu Thành cùng thuộc tỉnh Cà Mau cho đến đầu năm 1976.


Từ năm 1976 đến nay[sửa | sửa mã nguồn]


Tháng 3 năm 1976, chính quyền Cách mạng hợp nhất hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu thành tỉnh mới có tên là tỉnh Minh Hải. Tỉnh lỵ ban đầu đặt tại thị xã Minh Hải (được đổi tên từ thị xã Bạc Liêu trước đó). Lúc này, thị xã Cà Mau và huyện Châu Thành cùng thuộc tỉnh Minh Hải.

Ngày 11 tháng 7 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ban hành quyết định số 181-CP về việc giải thể huyện Châu Thành thuộc tỉnh Minh Hải và việc sáp nhập các xã trước đây thuộc huyện Châu Thành vào một số huyện khác thuộc tỉnh Minh hải như sau:


  1. Sáp nhập xã Định Thành, xã Hòa Thành, xã Tân Thành và thị trấn Tắc Vân vào huyện Giá Rai;

  2. Sáp nhập xã Lý Văn Lâm, xã Lương Thế Trân vào huyện Trần Văn Thời;

  3. Sáp nhập xã An Xuyên vào huyện Thới Bình

Ngày 29 tháng 12 năm 1978, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 326-CP[5] về việc phân vạch địa giới hành chính các huyện và thị xã thuộc tỉnh Minh Hải như sau:


  1. Huyện Cà Mau (mới thành lập) có 16 xã, 1 thị trấn (thị trấn Tắc Vân).

  2. Thị xã Cà Mau có 8 phường, địa giới giữ nguyên như hiện nay.

Ngày 25 tháng 07 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 275-CP[6] về việc điều chỉnh địa giới một số xã và thị trấn thuộc huyện Cà Mau:


  1. Chia xã Hòa Thành thành ba xã lấy tên là xã Hòa Thành, xã Hòa Tân và xã Bình Thành

  2. Chia xã Tân Thành thành ba xã lấy tên là xã Tân Thành, xã Tân Định và xã Tân Thạnh.

  3. Chia xã An Xuyên thành hai xã lấy tên là xã An Xuyên và xã An Lộc.

  4. Chia xã Lương Thế Trân thành ba xã lấy tên là xã Lương Thế Trân, xã Thạnh Trung và xã Thạnh Phú.

  5. Chia xã Định Thành thành ba xã lấy tên là xã Định Thành, xã Định Hòa và xã Định Bình.

  6. Thành lập (trên phần nửa đất của xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình tách sang huyện Cà Mau) một xã mới lấy tên là xã Tân Lợi.

Ngày 30 tháng 8 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 94-HĐBT[7] về việc giải thể huyện Cà Mau, sáp nhập 9 xã, 1 thị trấn của huyện Cà Mau vào thị xã Cà Mau và sáp nhập 7 xã còn lại của huyện Cà Mau vào các huyện Giá Rai, Thới Bình, Cái Nước thuộc tỉnh Minh Hải như sau:


  1. Sáp nhập thị trấn Tắc Vân và các xã Tân Định, An Xuyên, An Lộc, Bình Thành, Hoà Tân, Hoà Thành, Tân Thành, Định Bình, Lý Văn Lâm của huyện Cà Mau vào thị xã Cà Mau;

  2. Thị trấn Tắc Vân giải thể thành xã Tắc Vân;

  3. Sáp nhập 1/3 ấp Sở Tại của xã Thạnh Phú (huyện Cà Mau) vào xã Lý Văn Lâm.

  4. Sáp nhập ấp Chánh của xã Thạnh Trung (huyện Cà Mau) vào phường 8 của thị xã Cà Mau.

  5. Sáp nhập các xã Định Hoà, Định Thành, Tân Thạnh của huyện Cà Mau vào huyện Giá Rai cùng tỉnh.

  6. Sáp nhập xã Tân Lợi của huyện Cà Mau vào huyện thới Bình cùng tỉnh.

  7. Sáp nhập các xã Lương Thế Trân, Thạch Trung, Thạch Phú của huyện Cà Mau vào huyện Cái Nước cùng tỉnh. Sáp nhập 1/3 ấp ông Muộng của xã Lý Văn Lâm (thị xã Cà Mau) vào xã Thạch Phú của huyện Cái Nước.

Ngày 18 tháng 12 năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 170-HĐBT[8] về việc chuyển tỉnh lỵ tỉnh Minh Hải từ thị xã Bạc Liêu về thị xã Cà Mau.

Ngày 14 tháng 2 năm 1987, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 33B-HĐBT[9] về việc phân vạch, điều chỉnh địa giới hành chính một số xã, phường của các thị xã Cà Mau:


  1. Sáp nhập phường 2 và phường 3 thành một phường lấy tên là phường 2.

  2. Tách 950 hécta đất với 2.500 nhân khẩu của phường 8 để sáp nhập vào xã Lý Văn Lâm.

  3. Sáp nhập xã Tân Thành và xã Tân Định thành một xã lấy tên là xã Tân Thành.

  4. Sáp nhập xã An Xuyên và xã An Lộc thành một xã lấy tên là xã An Xuyên.

  5. Giải thể xã Bình Thành để sáp nhập vào hai xã Hoà Thành và Hoà Tân; tách một phần diện tích và dân số của hai xã này để sáp nhập vào xã Định Bình.

Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội Việt Nam ban hành Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh [10], theo đó tỉnh Minh Hải được tách ra thành hai tỉnh là tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu. Khi đó thị xã Cà Mau trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Cà Mau.

Ngày 14 tháng 04 năm 1999, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 21/1999/NĐ-CP[11] về việc thành lập THÀNH PHỐ CÀ MAU thuộc tỉnh Cà Mau trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Cà Mau. Thành phố Cà Mau có 24.580,33 ha diện tích tự nhiên và 176.848 nhân khẩu, gồm 15 đơn vị hành chính cơ sở là các phường: 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và các xã: An Xuyên, Tân Thành, Tắc Vân, Định Bình, Hòa Thành, Lý Văn Lâm và Hòa Tân.

Ngày 04 tháng 06 năm 2009, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết số 24/NQ-CP[2] về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã; thành lập xã, phường, thị trấn thuộc huyện U Minh, huyện Ngọc Hiển và thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau như sau:


  1. Thành lập phường Tân Xuyên thuộc thành phố Cà Mau trên cơ sở điều chỉnh 1.887,50 ha diện tích tự nhiên và 6.261 nhân khẩu của xã An Xuyên.

  2. Thành lập phường Tân Thành thuộc thành phố Cà Mau trên cơ sở điều chỉnh 1.115,32 ha diện tích tự nhiên và 5.137 nhân khẩu của xã Tân Thành.

Ngày 6 tháng 8 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1373/QĐ-TTg[12] về việc công nhận thành phố Cà Mau là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Cà Mau.


Các tuyến đường chính trên địa bàn[sửa | sửa mã nguồn]


  • Lý Thường Kiệt (Quốc lộ 1)

  • Hùng Vương (Quốc lộ 1)

  • Nguyễn Tất Thành (Quốc lộ 1)

  • Nguyễn Trãi (Quốc lộ 63)

  • Trần Hưng Đạo (Quốc lộ Quản Lộ - Phụng Hiệp)

  • Ngô Quyền

  • Phan Ngọc Hiển

  • Lý Văn Lâm

  • Quang Trung

  • Huỳnh Thúc Kháng

  • Nguyễn Công Trứ

  • 3 tháng 2

  • Lê Khắc Xương

  • Trần Văn Thời

  • Bùi Thị Trường

  • Hoa Lư

  • Lê Duẩn

  • Trần Văn Bình

  • Phan Bội Châu

  • Phan Chu Trinh

  • Cao Thắng

  • Trưng Nhị

  • Lý Bôn

  • Lý Thái Tôn

  • Phan Đình Phùng

  • Đinh Tiên Hoàng

  • Nguyễn Du

  • 1 Tháng 5

  • Tôn Đức Thắng

  • Huyền Trân Công Chúa

  • Lê Thị Riêng

  • Ngô Gia Tự

  • Chung Thành Châu

  • Nguyễn Thái Bình

  • Bông Văn Dĩa

  • Trần Quang Khải

  • Hùng Vương

  • Lê Hồng Phong

  • Sư Vạn Hạnh

  • Văn Cao

  • Nguyễn Đình Thi

  • Tô Hiến Thành

  • Lê Công Nhân

  • Lý Văn Lâm

  • Lê Đại Hành

  • Lưu Tấn Tài

  • Nguyễn Ngọc Sanh

  • 30 tháng 4

  • Đại Đức Hữu Nhem

  • Trần Bình Trọng

  • Mạc Đĩnh Chi

  • Hải Thượng Lãn Ông

  • Hoàng Văn Thụ

  • Nguyễn Văn Trỗi

  • Lưu Hữu Phước

  • Nguyễn Mai

  • Nguyễn Bỉnh Khiêm

  • Trần Văn Ơn

  • Đỗ Thừa Tự

  • Đỗ Thừa Luông

  • Tạ Uyên

  • Trưng Trắc

  • Lê Lợi

  • Trương Phùng Xuân


  1. ^ Ủy ban Nhân dân Thành phố Cà Mau. “Website Thành phố Cà Mau - Tỉnh Cà Mau”. Website Thành phố Cà Mau - Tỉnh Cà Mau. Bản gốc lưu trữ . Truy cập 31/5/2010. 

  2. ^ a ă â Nghị quyết số 24/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã; thành lập xã, phường, thị trấn thuộc huyện U Minh, huyện Ngọc Hiển và thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau do Chính phủ ban hành

  3. ^ “Thành phố Cà Mau”. Ủy ban Nhân dân Thành phố Cà Mau. 

  4. ^ “Vietnam Building Code Natural Physical & Climatic Data for Construction” (PDF). Vietnam Institute for Building Science and Technology. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2018. 

  5. ^ Quyết định 326-CP năm 1979 phân vạch địa giới các huyện và thị xã thuộc tỉnh Minh Hải do Hội đồng Chính phủ ban hành

  6. ^ Quyết định 275-CP năm 1979 điều chỉnh địa giới một số xã và thị trấn thuộc tỉnh Minh Hải do Hội đồng Chính phủ ban hành

  7. ^ Quyết định 94-HĐBT năm 1983 phân vạch địa giới thị xã Cà Mau và các huyện Cà Mau, Giá Rai, Thới Bình, Cái Nước thuộc tỉnh Minh Hải do Hội đồng Bộ trưởng ban hành

  8. ^ Quyết định 170-HĐBT năm 1984 về việc chuyển tỉnh lỵ tỉnh Minh Hải về thị xã Cà Mau do Hội đồng Bộ trưởng ban hành

  9. ^ Quyết định 33B-HĐBT năm 1987 về việc phân vạch, điều chỉnh địa giới hành chính một số xã, phường, thị trấn của các thị xã Bạc Liêu, cà Mau và các huyện Cái Nước, Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Vĩnh Lợi, Giá Rai, Hồng Dân, Thới Bình, Trần Văn Thời thuộc tỉnh Minh Hải do Hội đồng Bộ trưởng ban hành

  10. ^ Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh do Quốc hội ban hành

  11. ^ Nghị định 21/1999/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau

  12. ^ Quyết định 1373/QĐ-TTg năm 2010 công nhận thành phố Cà Mau là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Cà Mau do Thủ tướng Chính phủ ban hành


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét