Nhà Nam Minh – Wikipedia tiếng Việt


Nhà Nam Minh (Tiếng Trung: 南明, bính âm: Nán Míng, Hán-Việt: Nam Minh Triều; nghĩa là "triều Minh ở phía Nam") (1644 - 1662) là tên gọi của một Triều đại được chính dòng dõi con cháu của nhà Minh thành lập ở phía Nam Trung Quốc sau khi kinh đô Bắc Kinh bị Lý Tự Thành chiếm được vào năm 1644. Một số hoàng tộc và quan lại nhà Minh đã tìm cách di cư lánh nạn về phía nam Trung Quốc và tập hợp lực lượng còn lại xung quanh Nam Kinh, kinh đô thứ hai của nhà Minh, phía nam sông Dương Tử. Bốn thế lực hiện diện sau khi nhà Minh sụp đổ bao gồm





Qing conquest of South Ming territories.svg

Năm 1644 Lý Tự Thành chỉ huy quân khởi nghĩa nông dân chiếm được Bắc Kinh, vua Sùng Trinh tự sát ở Môi Sơn. Một số quan lại nhà Minh di tản xuống vùng Giang Nam đến thủ đô thứ hai là Nam Kinh, cùng hoàng tộc ủng hộ lập vua mới, Sử Khả Pháp phái Đông Lâm ủng hộ lập Lỗ Vương, Mã Sĩ Anh phái phản Đông Lâm cùng quan lại và hoạn quan lại chủ trương phò tá Phúc Vương, cháu nội của Minh Thần Tông. Tháng 5 năm 1644, Phúc vương lên ngôi ở Nam Kinh, Sử Khả Pháp thất bại.

Tuy nhiên, trong thời gian này quân Thanh cùng Ngô Tam Quế, viên quan cũ của nhà Minh đang tiến hành xâm lược. Ngô Tam Quế thống lĩnh binh mã đánh bại và tiêu diệt Lý Tự Thành, lập kế hoạch tiến về vùng Hoa Trung, Hoa Nam.

Phúc Vương không có tài. Triều thần muốn tổ chức lại quân đội, xây cất thành lũy, cố giữ lấy phương Nam, nhưng quốc khố trống rỗng vì quân của Lý Tự Thành đã cướp đi hết rồi. Hơn nữa, hai viên đại thần có quyền nhất lại chống đối nhau. Thấy triều đình Nam Minh chia rẽ, quân Thanh bèn đem quân xuống đánh Dương Châu.

Sử Khả Pháp, Binh bộ thượng thư của Nam Kinh, có dũng khí quyết tâm chống Thanh, đem hết cả các quan văn võ Dương Châu ra giữ thành; quân Thanh dùng đại bác phá được thành. Sử Khả Pháp tự sát được cứu sống, trốn ra khỏi thành thì bị quân Thanh bắt, ông không chịu hàng Thanh và bị giết. Vào được thành rồi, quân Thanh chém giết hãm hiếp luôn 10 ngày, ước tính trên 800.000 người bị sát hại. Vụ giết chóc này sử gọi là "10 ngày Dương Châu".

Hai tuần sau, quân Thanh tới sông Trường Giang, vượt qua một cách yên ổn vì chiến thuyền của Nam Kinh đã bỏ trốn xuống Phúc Kiến. Tháng 4 năm 1645, quân nhà Thanh xâm chiếm và đoạt được Nam Kinh, bắt đầu chiến dịch truy quét và tiêu diệt từng nhóm lẻ tẻ chống cự nhà Thanh. Phúc Vương bỏ trốn với vài kị binh. Bị quân Thanh đuổi sát, ông nhảy xuống sông Trường Giang tự vẫn, có sách khác nói ông bị quân Thanh bắt, đưa về Bắc rồi bị giết.

Tháng 6 năm 1645, quần thần lập Lỗ Vương Chu Dĩ Hải lên ngôi xưng Giám Quốc, thành lập chính quyền lưu vong đóng đô ở Thiệu Hưng, đồng thời với Phúc Vương là Đường Vương Chu Duật Kiện tức Long Vũ Đế cũng lên ngôi, Trịnh Chi Long và Hoàng Đạo Chu cùng phò tá cả hai vị hoàng đế của nhà Nam Minh lên ngôi vị tạo nên tình trạng phân liệt, rạn nứt lực lượng chống quân Thanh, Lỗ Vương và Long Vũ Đế lại tranh giành nhau tính hợp pháp của ngôi vị, nên vào tháng 6 năm 1646 quân Thanh bắt sống ở Thiệu Hưng, Lỗ Vương trốn thoát được, lén vượt biển sang nương tựa lực lượng của Trịnh Thành Công.

Lúc này chỉ còn mỗi lực lượng của vua Long Vũ Đế, tháng 8 năm 1646 quân Thanh xâm lược Phúc Châu, tiêu diệt chính quyền của Long Vũ Đế. Sau cùng, em trai là Thiệu Vũ Đế kế vị anh tiếp túc cuộc kháng cự, cùng năm đó thất bại trước cuộc tấn công mãnh liệt của quân Thanh, Thiệu Vũ Đế tự sát.

Tháng 10 năm 1646, Quế Vương Chu Do Lang xưng Giám Quốc, đóng đô ở Triệu Khánh, tháng 11 lên ngôi, thành lập chính quyền Vĩnh Lịch. Vua Vĩnh Lịch là cháu của vua Vạn Lịch nhà Minh, được sự hậu thuẫn của các tướng Trịnh Thành Công, Lý Định Quốc, Trương Danh Chấn, Trương Hoàng Ngôn, Lưu Văn Tú cùng các nơi khác kháng cự quân Thanh, tạm thời áp đảo được quân Thanh. Tuy nhiên nội bộ lực lượng kháng Thanh bất hòa, tranh giành quyền lực khiến cho nội bộ lục đục. Vịnh Lịch Đế Chu Do Lang lại bất tài, không đủ uy tính để lãnh đạo kháng chiến chỉ lo cầu toàn an thân bỏ lở nhiều cơ hội phản Thanh nên quân Minh dù thắng được nhiều trận lớn nhưng vẫn không thể khôi phục giang sơn. Năm 1659, sau trận Ma Bàn Sơn, Vĩnh Lịch Đế chạy trốn sang Miến Điện, nhưng sau đó Ngô Tam Quế đem quân đánh, Miến Điện đã bắt vua giao nộp. Đến năm 1662 tháng 4, Ngô Tam Quế giết chết Vĩnh Lịch Đế. Ngoài ra vào năm 1662, Lỗ Vương Chu Dĩ Hải mắc bệnh chết bên cạnh Trịnh Thành Công, nhà Nam Minh coi như bị diệt vong.
Sau đó, Trịnh Thành Công cùng gia quyến vẫn tiếp tục cuộc kháng cự, đến năm 1683 thì Trịnh Khắc Sảng, cháu Trịnh Thành Công đầu hàng nhà Thanh, con đường tái lập, phục hưng nhà Minh kể như chấm dứt hoàn toàn.



Dưới thời Nam Minh, các nước như Việt Nam, Nhật Bản, Lưu Cầu, Lữ Tống, Chiêm Thành từng phái sứ giả đi tiến cống [1] Năm Long Vũ nguyên niên từng ban chiếu thư lên ngôi tới Lưu Cầu, được ghi chép trong sách "Lịch Đại Bảo Giám" của Lưu Cầu.

Điều đáng nói đến là, vua Hoằng Quang từng phái sứ giả Tả Mậu Đệ đưa chiếu dụ cho nhà Thanh bàn về một số lễ nghi khác, đều gọi vua Thuận Trị là "Khả Hãn nước Thanh’’, trong chiếu thư, vua Hoằng Quang đề xuất bốn sự kiện: yêu cầu an táng vua Sùng Trinh và hoàng hậu Sùng Trinh, lấy Sơn Hải Quan làm ranh giới, đất đai ngoài cửa quan cấp cho nhà Thanh, mỗi năm lấy 10 vạn tiền tuế, khao thưởng nghìn lạng vàng, bạc 20 vạn lượng, tơ lụa hàng vạn tấm, khao thưởng 3 vạn lượng bạc, thuận tiện cho việc kiến quốc.[1] nói lên ý đồ là Nam Minh và Thanh triều, đôi bên cùng nhau tồn tại, nghị hòa hữu hảo, bất quá thì Tả Mậu Đệ sẽ tới Bắc kinh làm con tin, tuy nhiên mục tiêu đi sứ đều thất bại.



  1. An Tông Hoằng Quang Đế (Chu Do Tung, tại vị 1644 - 1645)

  2. Thiệu Tông Long Vũ Đế (Chu Duật Kiện, tại vị 1645 - 1646)

  3. Lỗ Vương Chu Dĩ Hải (giám quốc tại vị 1645 - 1651?)

  4. Thiệu Vũ Đế (Chu Duật Ngạc, tại vị 1646)

  5. Chiêu Tông Vĩnh Lịch Đế (Chu Do Lang, tại vị 1646 - 1661)


1644[sửa | sửa mã nguồn]


1645[sửa | sửa mã nguồn]


1646[sửa | sửa mã nguồn]


1648[sửa | sửa mã nguồn]


1649[sửa | sửa mã nguồn]


1650[sửa | sửa mã nguồn]


1651[sửa | sửa mã nguồn]


1652[sửa | sửa mã nguồn]


1653[sửa | sửa mã nguồn]


1654[sửa | sửa mã nguồn]


1655[sửa | sửa mã nguồn]


1656[sửa | sửa mã nguồn]


1657[sửa | sửa mã nguồn]


1658[sửa | sửa mã nguồn]


1659[sửa | sửa mã nguồn]


1660[sửa | sửa mã nguồn]


1663[sửa | sửa mã nguồn]


1664[sửa | sửa mã nguồn]




Tài liệu khác[sửa | sửa mã nguồn]




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét