Trường Trung học phổ thông chuyên ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội – Wikipedia tiếng Việt


Trường Trung học Phổ thông Chuyên Ngoại ngữ

PTTHCNN logo.png
Địa chỉ

Km 2, đường Phạm Văn Đồng
Cầu Giấy, Hà Nội
Việt Nam
Thông tin
Loại
Trung học Phổ thông chuyên
Thành lập năm
1969
Hiệu trưởng
PGS.TS. Nguyễn Thành Văn
Trang web

Trường Trung học phổ thông Chuyên Ngoại ngữ (tiếng Anh: Foreign Language Specialized School; viết tắt: CNN hoặc FLSS) là một trường trung học phổ thông chuyên hệ công lập tại Hà Nội, Việt Nam. Trường trực thuộc Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, và là một trong ba trường THPT chuyên cấp quốc gia tại Hà Nội, cùng với hai trường: Trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm và Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên. Đây là trường trung học phổ thông duy nhất ở Việt Nam cho đến nay chuyên giảng dạy các môn ngoại ngữ (bao gồm tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nga, tiếng Nhật, tiếng Đức và tiếng Hàn).[1] Tương tự nhiều trường THPT chuyên cấp quốc gia khác, trường THPT Chuyên Ngoại ngữ nổi bật với các chương trình đào tạo xuất sắc và tỷ lệ lớn (98% đến 100%) học sinh sau khi tốt nghiệp trúng tuyển các trường đại học danh tiếng trong và ngoài nước.

Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ xếp thứ ba toàn quốc trong bảng xếp hạng 200 trường THPT có điểm thi Đại học cao nhất năm 2012.[2] Cho đến năm 2016, trường tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng với ba môn thi: Ngoại ngữ, Toán và Ngữ văn. Từ năm học 2017–2018, trường áp dụng hình thức thi tuyển toàn diện hơn, gồm ba phần: Ngoại ngữ, Toán và Khoa học tự nhiên, Văn và Khoa học xã hội. Bài thi đánh giá năng lực ngoại ngữ (trừ tiếng Anh) còn bao gồm vòng Phỏng vấn bên cạnh phần thi Tự luận. Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ là một trong những trường THPT có tỷ lệ trúng tuyển thấp nhất Việt Nam, với tỷ lệ 1/10 năm 2018.[3]






Trường Trung học Phổ thông Chuyên Ngoại ngữ ra đời năm 1969 theo quyết định số 488/KH của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, với nhiệm vụ đào tạo học sinh giỏi ngoại ngữ trên cơ sở vững vàng các bộ môn văn hoá phổ thông để tiếp tục đào tạo thành những cán bộ giỏi ngoại ngữ cho các lĩnh vực văn hoá và kinh tế sau này. Học sinh sau khi học xong lớp 7 (hệ 10 năm) được tuyển chọn thông qua lý lịch và thi tuyển các môn Toán, Văn, Năng khiếu ngôn ngữ. Trường trực thuộc Đại học Sư phạm Ngoại ngữ, hay còn gọi là Đại học Sư phạm 3, phân biệt với Đại học Sư phạm 2: Toán–Lý–Hóa và Đại học Sư phạm 1: Văn–Sử–Địa. Do những yêu cầu hồi đó, học sinh của trường được coi như là cán bộ nhà nước: có học bổng và phiếu E, với mức lương bao cấp là 18 kg gạo/tháng.

Trong năm học 1969–1970, trường trải qua nhiều nơi sơ tán (Thọ Trai, Hải Hưng). Bất chấp khó khăn của Chiến tranh Việt Nam, trường đã hoàn thành nhiệm vụ đào tạo học sinh phổ thông cho trường Ðại học Sư phạm Ngoại ngữ (nay là Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội), đào tạo nên những cán bộ giảng dạy cho các trường đại học. Từ đầu năm 1973, trường chuyển về Km 2 Cầu Giấy, cũng là địa điểm của trường cho đến giờ. Các giáo viên lãnh đạo ban đầu của Khoa Anh văn là thầy Đặng Chấn Liêu và thầy Dương Ngọc Cơ; khoa Nga văn là các chuyên gia Nga và thầy Ca Sơn; khoa Pháp văn là cô Monique; khoa Trung văn là các chuyên gia Trung Quốc.

Hiện nay, trường có nhiệm vụ đào tạo học sinh năng khiếu ngoại ngữ và cung cấp học sinh chất lượng cao cho trường Ðại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội và các trường đại học khác.



Giống với các trường chuyên cấp quốc gia khác, chương trình học của Trung học phổ thông Chuyên Ngoại ngữ được cho là khá khắc nghiệt. Nhưng đây chính là phương châm giáo dục của nhà trường, nhằm đảm bảo chất lượng các môn học, không chạy theo lối học ứng thí. Tuy vậy, các hoạt động ngoại khóa trong và ngoài nhà trường luôn được chú trọng. Chương trình Dạ hội tiếng (đổi tên thành Sắc màu Chuyên Ngoại ngữ từ năm 2008) được tổ chức vào ngày 26 tháng 3 hằng năm luôn để lại tiếng vang lớn. Mới đây, chương trình định hướng tân học sinh khối 10 (Ten Plus) đã được tổ chức thành công theo mô hình học tập từ Singapore. Nhà trường còn có các hoạt động khác như chương trình Leadership Camp (bắt đầu được tổ chức một cách chuyên nghiệp và bài bản từ năm 2010 tại Ba Vì) hay chương trình ngoại khoá, cắm trại cho học sinh cuối cấp tại Trung tâm Hỗ trợ Đào tạo và Phát triển Đô thị Đại học, nằm tại khu vực chân núi Ba Vì kết hợp tham quan, dâng hương và báo công khu di tích K9.



Nhà trường và các cá nhân đã đạt được những thành tích và danh hiệu sau:[4]


Tập thể[sửa | sửa mã nguồn]


  • Huân chương Độc lập hạng Ba năm 2014;

  • Huân chương Lao động hạng Nhất năm 2004;

  • Huân chương Lao động hạng Nhì năm 1999;

  • Huân chương Lao động hạng Ba năm 1994;

  • Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2009;

  • Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam năm 2008;

  • Tập thể Lao động Xuất sắc của Đại học Quốc gia Hà Nội (9 năm liên tiếp).

Cán bộ giáo viên[sửa | sửa mã nguồn]


  • 4 giáo viên được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú (Nguyễn Phú Cường, Nguyễn Minh Cầu, Nguyễn Thị Chi, Nguyễn Thị Hiền);

  • 6 giáo viên được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba (Nguyễn Phú Cường, Trần Quốc Thụy, Lê Đỗ Minh, Nguyễn Thị Chi, Nguyễn Thị Hồng, Lê Thị Chính);

  • 12 cán bộ, giáo viên được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ;

  • 8 cán bộ, giáo viên được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

  • 61 bằng khen của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho cán bộ, giáo viên;

  • 3 bằng khen của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội;

  • Nhiều cán bộ, giáo viên được tặng thưởng Huân, Huy chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Huy chương "Vì sự nghiệp Giáo dục", danh hiệu Chiến sĩ thi đua, Giáo viên dạy giỏi, Lao động giỏi các cấp.

Học sinh[sửa | sửa mã nguồn]


  • 5 Huy chương Vàng và 3 Huy chương Đồng Olympic tiếng Nga Quốc tế;

  • Giải Nhì đồng đội và giải Nhì, Ba cá nhân tại vòng chung kết cuộc thi Quốc tế Nhịp cầu Hán ngữ năm 2008, giải Nhì toàn đoàn tại vòng Chung kết cuộc thi Quốc tế Nhịp cầu Hán ngữ năm 2009;

  • 408 giải Học sinh giỏi Quốc gia sau 20 năm dự thi;

  • Nhiều học sinh của trường được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

  • 5 học sinh được nhận giải thưởng Hoa Trạng nguyên trong hai năm 2008 và 2009;

  • Giải Nhất Hội thi Tin học trẻ không chuyên toàn quốc năm 1999;

  • Giải Nhì chung kết "Đường lên đỉnh Olympia" năm 2003;

  • Giải Ba chung kết cuộc thi "Khám phá thế giới Computer" năm 2004;

  • Nhiều lần giải Nhất các cuộc thi hùng biện tiếng Anh, tìm hiểu kiến thức do Đài Truyền hình Việt Nam và các Đại sứ quán tổ chức;

  • Nhiều lượt học sinh giành danh hiệu Thủ khoa toàn quốc trong kì thi tốt nghiệp Trung học phổ thông và Thủ khoa trong kì thi tuyển sinh đại học, trong đó có hai học sinh đạt điểm tuyệt đối 60/60 trong kì thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (không tính điểm cộng) được Thủ tướng gửi thư khen (năm 1998 và 1999).

  • Hiệu trưởng: PGS.TS. Nguyễn Thành Văn

  • Phó Hiệu trưởng: ThS. Trần Thị Thu Nga

  • Phó Hiệu trưởng: TS. Nguyễn Phú Chiến

  • Phó Hiệu trưởng: TS. Lại Thị Phương Thảo

  • Ten Plus (10+) – Chương trình định hướng và phát triển tân học sinh

  • Hội vui Khoa học

  • CNN Charm (2011)

  • CNN Can Cook (2011–2015)

  • CNN Conference – Hội thảo du học

  • Spring Sports – Hội thao chào xuân

  • Sắc màu Chuyên Ngoại ngữ

  • CNN Idol

  • May Prom

  • Hùng biện tiếng Anh

  • Hùng biện tiếng Nga–Pháp–Trung–Đức–Nhật

  • Sân khấu hoá tác phẩm văn học

  • Lễ báo công dâng Bác tại K9 Ba Vì

  • Tham quan học tập



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét