Mua bán và sáp nhập – Wikipedia tiếng Việt


M&A (viết tắt của cụm từ tiếng Anh mergers and acquisitions có nghĩa là mua bán và sáp nhập) là việc mua bán và sáp nhập các doanh nghiệp trên thị trường. Trong một số trường hợp khác, người ta dịch cụm từ này là sáp nhập và mua lại. Hai khái niệm này thường đi chung với nhau do có nhiều nghiệp vụ giống nhau, khá nhiều trường hợp người ta không thể phân biệt sự khác nhau và không có đủ thông tin để nhận định.





M&A được thực hiện trong một số trường hợp như sau:


  • Nguyên tắc cơ bản: để tiến hành mua lại và sáp nhập một công ty là việc đó phải tạo ra được những giá trị mới cho các cổ đông mà việc duy trì tính trạng cũ không đạt được.

  • Về mặt giá trị: của công ty sau khi tiến hành M&A phải lớn hơn tổng giá trị hiện tại của cả hai công ty khi còn đứng riêng rẽ.

  • Về năng lực cạnh tranh: Những công ty mạnh mua lại công ty khác thường nhằm tạo ra một công ty mới với năng lực cạnh tranh cao hơn, đạt hiệu quả tốt về chi phí, chiếm lĩnh thị phần lớn hơn, hiệu quả vận hành cùng hơn.

  • Đồng thuận: Các cổ đông phải đồng ý về việc này với đa số phiếu thuận. Vụ M&A của Microsoft và Yahoo! đã không thành công do nguyên nhân không có đủ sự đồng thuận cần thiết[1][2].

Thông thường giá cổ phiếu của công ty được mua sẽ tăng.

Tuy nhiên, sau M&A, một số công ty bị vứt bỏ. Đơn giản là bên mua chỉ muốn loại được một đối thủ.



  • Tên gọi: sau phi vụ M&A, hai công ty nếu có cùng quy mô, sẽ thường cùng tham gia hợp nhất với nhau và trở thành một doanh nghiệp mới với tên gọi mới (hai cái tên cũ theo nguyên bản sẽ không còn tồn tại).

  • Tuy nhiên, một số trường hợp như Ebay mua lại Paypal, Skype... vẫn để công ty đó tồn tại độc lập với tên cũ. Tương tự, khi Unilever mua BestFood cũng như vậy.

  • Trong một số trường hợp khác, sau M&A công ty bị mua lại sẽ ngừng hoạt động, công ty đã tiến hành mua lại "nuốt" trọn hoạt động kinh doanh của công ty kia.

Một thương vụ mua lại thường được bắt đầu bằng đề xuất của Ban giám đốc với Hội đồng quản trị về việc này.

Nếu thuận, hai ban giám đốc sẽ tiến hành thỏa thuận với nhau để M&A mang lại lợi ích lớn nhất có thể cho cả hai bên. Ngược lại, nếu như tính "hữu hảo" không tồn tại - khi mà đối tượng bị mua lại không muốn, thậm chí thực hiện các kỹ thuật tài chính để chống lại, thì nó hoàn toàn mang hình ảnh của một thương vụ mua lại.

Như vậy, để "điểm mặt chỉ tên" một thương vụ là chính xác là sáp nhập hay mua lại, cần phải xem đến tính chất hợp tác hay thù địch giữa hai bên. Nói cách khác, nó chính là cách ban giám đốc, người lao động và cổ đông của công ty bị mua lại nhận thức về mỗi thương vụ.


Cơ sở pháp lý của M&A ở Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]


M&A dù mới mẻ ở Việt Nam song đang có những bước đi đáng kể[3].

Điều 107 và Điều 108 Luật Doanh nghiệp đã định nghĩa việc hợp nhất doanh nghiệp là: "Hai hay một số công ty cùng loại (gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất".

Còn sáp nhập là: "Một hoặc một số công ty cùng loại (gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập". Trong bài viết này, khái niệm công ty cùng loại trong hai điều luật trên xin được hiểu theo nghĩa là các công ty có cùng loại hình doanh nghiệp[4].

Theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 không có khái niệm mua, bán doanh nghiệp, chỉ có khái niệm hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp. quy định tại Điều 152 và Điều 153.
1. Hợp Nhất: Hai hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.
2. sáp nhập. Một hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.

Về thủ tục, có thể tham khảo điều 152 và 153 Luật Doanh nghiệp 2005 của Việt Nam.



Những năm 1990[5][sửa | sửa mã nguồn]














































Rank
Năm
Bên mua
Bên bán
Giá trị giao dịch(tính bằng USD)
1
1999
Vodafone Airtouch PLC[6]Mannesmann
202,000,000,000
2
1999
Pfizer[7]Warner-Lambert
90,000,000,000
3
1998
Exxon[8][9]Mobil
77,200,000,000
4
1998
Citicorp
Travelers Group
73,000,000,000
5
1999
SBC Communications
Ameritech Corporation
63,000,000,000
6
1999
Vodafone Group
AirTouch Communications
60,000,000,000
7
1998
Bell Atlantic[10]GTE
53,360,000,000
8
1998
BP[11]Amoco
53,000,000,000
9
1999
Qwest Communications
US WEST
48,000,000,000
10
1997
Worldcom
MCI Communications
42,000,000,000

Những năm 2000[5][sửa | sửa mã nguồn]














































Rank
Năm
Bên mua
Bên bán
Giá trị giao dịch(tính bằng USD)
1
2000
Fusion: AOL Inc. (America Online)[12][13]Time Warner
164,747,000,000
2
2000
Glaxo Wellcome Plc.
SmithKline Beecham Plc.
75,961,000,000
3
2004
Royal Dutch Petroleum Company
"Shell" Transport & Trading Co.
74,559,000,000
4
2006
AT&T Inc.[14][15]BellSouth Corporation
72,671,000,000
5
2001
Comcast Corporation
AT&T Broadband
72,041,000,000
6
2009
Pfizer Inc.
Wyeth
68,000,000,000
7
2000
Spin-off: Nortel Networks Corporation

59,974,000,000
8
2002
Pfizer Inc.
Pharmacia Corporation
59,515,000,000
9
2004
JPMorgan Chase & Co.[16]Bank One Corporation
58,761,000,000
10
2008
InBev Inc.
Anheuser-Busch Companies, Inc.
52,000,000,000

2010–nay[17][sửa | sửa mã nguồn]





























NămBên muaBên bánGiá trị giao dịch(tính bằng USD)
2011GoogleMotorola Mobility9,800,000,000
2011Microsoft CorporationSkype8,500,000,000
2011Berkshire HathawayLubrizol9,220,000,000
2012Deutsche TelekomMetroPCS29,000,000,000
2013SoftbankSprint Corporation21,600,000,000
2013Berkshire HathawayH. J. Heinz Company28,000,000,000
2013Microsoft CorporationNokia Handset & Services Business7,200,000,000
2014FacebookWhatsApp19,000,000,000



  • DePamphilis, Donald (2008). Mergers, Acquisitions, and Other Restructuring Activities. New York: Elsevier, Academic Press. tr. 740. ISBN 978-0-12-374012-0. 

  • Cartwright, Susan; Schoenberg, Richard (2006). “Thirty Years of Mergers and Acquisitions Research: Recent Advances and Future Opportunities”. British Journal of Management 17 (S1): S1–S5. doi:10.1111/j.1467-8551.2006.00475.x. 

  • Harwood, I. A. (2006). “Confidentiality constraints within mergers and acquisitions: gaining insights through a 'bubble' metaphor”. British Journal of Management 17 (4): 347–359. doi:10.1111/j.1467-8551.2005.00440.x. 

  • Straub, Thomas (2007). Reasons for frequent failure in Mergers and Acquisitions: A comprehensive analysis. Wiesbaden: Deutscher Universitätsverlag. ISBN 9783835008441. 

  • Vuong, Quan-Hoang và đồng nghiệp (2010). “M&A Market in Vietnam's Transition Economy” (PDF). The Journal of Economic Policy and Research 5 (1): 1–54. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét