Phương pháp đối tượng tiêu điểm – Wikipedia tiếng Việt





Phương pháp đối tượng tiêu điểm là một phương pháp tích cực hóa tư duy trong khoa học sáng tạo. Được giáo sư trường đại học tổng hợp Berlin F. Kunze đưa ra những năm 1926 với tên gọi ban đầu là phương pháp danh mục (catalogue), và được nhà bác học người Mỹ C. Whiting hoàn thiện.[1][2].

Ý tưởng của phương pháp là cải tiến một đối tượng bằng cách chuyển giao những dấu hiệu (tính chất, chức năng) của những đối tượng ngẫu nhiên vào đối tượng cần cải tiến. Ví dụ đưa tính chất "thơm" của "nước hoa" vào đối tượng "bút", ta có "bút có mùi thơm".



Các bước thực hiện của phương pháp này bao gồm[3]:


  • Bước 1: Chọn đối tượng tiêu điểm cần cải tiến

  • Bước 2: Chọn ngẫu nhiên 3,4 đối tượng tiêu điểm.

  • Bước 3: Liệt kê các đặc điểm về đối tượng được chọn.

  • Bước 4: Kết hợp các đặc điểm của đối tượng được chọn với đối tượng tiêu điểm,

  • Bước 5: Phát ý tưởng từ sự kết hợp ở bước 4 dựa trên sự liên tưởng tự do

  • Bước 6: Đánh giá và lựa chọn những ý tưởng khả thi.

Vấn đề: Công ty điện thoại di động Vân Chung đang bị mất thị phần điện thoại di động trong nước bởi các sản phẩm điện thoại di động của nước ngoài. Ban giám đốc công ty triệu tập hội nghị sáng tạo sản phẩm điện thoại mới theo phương pháp "Lựa chọn đối tượng tiêu điểm".


  • Bước 1: Chọn sản phẩm điện thoại di động với 3 chức năng cơ bản nghe, nói chuyện, nhắn tin.

  • Bước 2: Chọn 3 đồ vật ngẫu nhiên: Máy tính nối mạng Internet, Bông hoa Hồng, Quạt gió.

  • Bước 3: Phân tích đặc điểm đối tượng.





























Máy tính
Bông hoa
Quạt gió
Điện thoại
Kết nối internet
Thơm
Quay
Nghe, gọi
Dữ liệu lớn
Có cánh
Có cánh
Gửi đọc SMS
Trò chơi
Nhiều màu sắc
Tạo gió

Nghe nhạc
Hương thơm
Nhựa

Xem phim
Triết nước hoa
Đàn hồi

Viết văn bản
Có gai
Tái chế

Đồ họa
Trang trí
Thay thế

Chạy Window
Ko ngấm nước
Điều chỉnh tốc độ

Tinh toán
Hưng phấn
Chạy điện
  • Bước 4 và 5: Kết nối các ý tưởng trong bảng với Điện thoại đang có chúng ta có thể có các sản phẩm: Điện thoại hình dáng bông hoa, Điện thoại tỏa mùi hương, Điện thoại chạy phần mền Window, Điện thoại kết nối Internet, Điện thoại xem phim trực tuyến. Điện thoại thay đổi màu sắc theo ngày…

  • Bước 6: Đánh giá và lựa chọn ý tưởng sản phẩm phù hợp.





  1. ^ Phương pháp luận sáng tạo khoa học kỹ thuật - Giải Quyết vấn đề và ra quyết định - Phan Dũng, trang 83

  2. ^ Inventive thinking through TRIZ: a practical guide - Michael A. Orloff, trang 28

  3. ^ Phương pháp luận sáng tạo khoa học kỹ thuật - Giải Quyết vấn đề và ra quyết định - Phan Dũng, trang 83,84







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét